Bệnh thiểu năng tuần hoàn não cẩn trọng với các biến chứng

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng máu cung cấp lên não không đủ dẫn đến các tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Các biến chứng của thiểu năng tuần hoàn não rất nghiêm trọng. Vì thế cần phải có những biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thiểu năng tuần hoàn não đang có xu hướng trẻ hóa
Thiểu năng tuần hoàn não đang có xu hướng trẻ hóa


Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng tuần hoàn ở não gặp vấn đề, chủ yếu là do máu lên não không đủ dẫn đến các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng. Não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ một lượng oxy lớn nhất so với các cơ quan khác. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não gặp chủ yếu ở những người cao tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Tuy nhiên căn bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa do đời sống sinh hoạt không lành mạnh của giới trẻ hiện nay.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường do nhiều nguyên nhân. 80% thiểu năng tuần hoàn não là biến chứng của xơ vữa mạch máu. Các mảng lipid “đóng cặn” và bám lên thành mạch làm hẹp mạch máu, làm cản trở sự lưu thông của dòng máu dẫn đến giảm lượng máu lên não. Một số bệnh về đốt sống cũng tạo áp lực lên mạch máu và làm hẹp mạch máu. Ngoài ra có thể do dị tật mạch máu bẩm sinh, bệnh về huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não đặc trưng bởi các biểu hiện như đau đầu, đau âm ỉ, nhất là những vùng thiếu máu. Cảm thấy chóng mặt, thậm chí sây sẩm mặt mày, nhất là khi đứng dậy đột ngột. Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mắt nhìn mờ,...
Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não
Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não

Những biến chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não kiểm soát không hề khó. Tuy nhiên nếu chủ quan và không được chẩn đoán kịp thời, các biến chứng có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng:

Suy giảm trí nhớ: tình trạng máu lên não không đủ dẫn đến các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bệnh nhân, về lâu về dài dẫn đến sa sút trí tuệ.
Xem thêm: Rối loạn tuần hoàn máu não
Đột quỵ: đột quỵ là biến chứng gặp nhiều nhất ở thiểu năng tuần hoàn não. Các bệnh nhân đột quỵ có thể dễ dàng tử vong, nếu giữ được tính mạng thì cũng để lại nhiều di chứng về sau.

Tăng huyết áp: thiểu năng tuần hoàn não và tăng huyết áp là mối quan hệ hai chiều. Trong thiểu năng tuần hoàn não, lượng máu tới não không đủ dẫn đến máu bị ứ đọng và tạo áp lực lên mạch máu, gây tăng huyết áp.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu sử dụng các loại thuốc điều trị cả những triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Paracetamol được sử dụng nhiều để giảm triệu chứng đau đầu. Một số bệnh về mạch máu như tăng huyết áp, huyết khối cũng cần được kiểm soát với các loại thuốc phù hợp.

Tuần hoàn não FYKOFA tốt cho bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Tuần hoàn não FYKOFA tốt cho bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Ngoài ra, người dân hiện nay đang có xu hướng sử dụng các loại thuốc nguồn gốc tự dược liệu, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn não. Các sản phẩm này thường cho hiệu quả hỗ trợ tốt và ít tác dụng không mong muốn.
Xem thêm: Bệnh thiếu oxy lên não

Ngoài thuốc, bệnh nhân nên chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế ăn nhiều các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tích cực bổ sung các sản phẩm như rau xanh, hoa quả, các vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra cần phải xây dựng chế độ tập luyện hiệu quả, tránh căng thẳng stress. Hạn chế tối đa rượu bia và bỏ thuốc lá.

Những biện pháp giúp điều trị thiểu năng tuần hoàn não FYKOFA cung cấp hi vọng sẽ là lời khuyên hữu hiệu cho những ai đang khổ sở với căn bệnh này. Đừng quên các dược sĩ của FYKOFA sẽ luôn đồng hành cùng bạn và giải đáp mọi thắc mắc qua tổng đài 0944402095 hoàn toàn miễn phí bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?

Thiểu năng tuần hoàn máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh