Thận trọng với đột quỵ não ở người trẻ

 Đột quỵ não đang là vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung. Tình trạng đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hóa và để lại những hậu quả cũng như biến chứng khó lường.

  1. Triệu chứng đột quỵ não?

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng xảy ra đột ngột khi lượng máu cung cấp cho não bị ngưng trệ. Nguyên nhân là do mạch máu vỡ hoặc tắc mạch. Đột quỵ não là một trong những lý do gây tàn phế hàng đầu trên thế giới và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Việt Nam,

Tuổi đột quỵ trung bình là 60 trở lên. Tuy nhiên tình trạng đột quỵ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Khác với người lớn tuổi, nguyên nhân đột quỵ não ở người trẻ thường do dị dạng mạch máu não, phình động mạch não, một số bệnh lý tim mạch như loạn nhịp tim, bệnh về van tim,...

Thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa

  1. Yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở người trẻ

Sự trẻ hóa của đột quỵ là kết quả của hệ lụy xảy ra ở cuộc sống hiện đại, cụ thể là các yếu tố dưới đây:

  • Lối sống không lành mạnh: lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không cân đối, lười vận động.

  • Stress kéo dài: áp lực đến từ cuộc sống dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên.

  • Sự trẻ hóa các bệnh mạn tính: việc trẻ hóa độ tuổi mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường… làm tăng đáng kể khả năng bị đột quỵ.

  • Chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe: người trẻ thường chủ quan, xem là giai đoạn mà con người sung sức và ít bệnh tật nhất. Chính sự chủ quan làm cho các yếu tố nguy cơ đột quỵ diễn biến một các âm thầm. 

Stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

  1. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi

Phòng ngừa ngay từ sớm chính là phương pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột quỵ. Đối với người trẻ, cần phải cân bằng được cuộc sống giữa công việc và nghỉ ngơi, dinh dưỡng cũng như vận động.

Về chế độ dinh dưỡng, cần hạn chế tối đa các loại chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhiều muối. Tích cực bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, như rau, củ, trái cây. Vận động thường xuyên như chạy bộ, đạp xe khoảng 30 phút mỗi ngày. Làm việc nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, quá sức. Hạn chế tối đa stress, mất ngủ. Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Ngoài ra, cần phải khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi

Những thông tin dược phẩm FYKOFA cung cấp hi vọng sẽ là lời khuyên hữu hiệu cho những ai đang khổ sở với căn bệnh này. Đừng quên các dược sĩ của FYKOFA sẽ luôn đồng hành cùng bạn và giải đáp mọi thắc mắc qua tổng đài 0944402095 hoàn toàn miễn phí bạn nhé. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh thiếu oxy lên não nguy hiểm thế nào?

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?

Thiếu máu não nên ăn gì và kiêng ăn gì