5 biển hiện thiếu máu lên não dễ thấy nhất bạn không nên bỏ qua
Thiếu máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trong tích tắc. Điều đáng nói là các triệu chứng này thường đến rất âm thầm nhưng tiến triển lại khá nhanh. Vậy có cách nào giúp phát hiện bệnh nhanh chóng hay không? Các biểu hiện thiếu máu lên não là gì? Đọc ngay những chia sẻ dưới đây của FYKOFA nhé.
Thiếu máu lên não là gì?
Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể nhưng bộ não lại đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Theo đó, não cần đến khoảng 15% máu từ tim để có được lượng oxy và glucose cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Thiếu máu não là tình trạng xảy ra khi máu lưu thông lên não bị gián đoạn, khiến não không được cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất. Thiếu máu não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lại xuất hiện phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh thiếu máu não đang có xu hướng tăng nhanh ở người trẻ.
Nguyên nhân thiếu máu não
Nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến nhất là: cột sống/ dây chằng tổn thương chèn ép mạch máu, bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch não cản trở tuần hoàn máu lên não.
Riêng với giới trẻ, những lý do khiến tình trạng thiếu máu não ngày càng tăng cao lại đến từ những thói quen tưởng chừng vô hại như:
Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Điều này cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy khiến máu khó lưu thông. Những chiếc gối cao hơn 15cm rất có hại cho sức khỏe.
Sử dụng máy tính quá nhiều: Ngồi máy tính nhiều khiến cổ không vận động. Não bộ không được thư giãn khiến tuần hoàn não đình trệ.
Nạp quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu.
“Nghiện” điện thoại: Tương tự như việc ngồi máy tính quá nhiều, sử dụng điện thoại lâu ngày và thường xuyên gây tổn thương đốt sống cổ là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.
Biểu hiện thiếu máu não thường gặp nhất
Thiếu máu não có ít những dấu hiện rõ rệt, thường là mơ hồ hoặc người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh lúc đầu có vẻ nhẹ nhưng lại diễn biến khá nhanh. Dưới đây là 7 biểu hiện thiếu máu não nhất định bạn phải biết:
Đau đầu, nặng đầu
Cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Cơn đau đầu do thiếu máu não có tính lan tỏa khắp đầu và xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như: trán, gáy, các vị trí khác trên đầu,.. Đặc biệt mỗi khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều, hay khi mới ngủ dậy sẽ có cảm giác nhức hoặc ê ẩm, nặng trong đầu.
Rối loạn tiền đình
Đây là triệu chứng bệnh thiếu máu lên não chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 87%) chỉ xếp sau đau nhức đầu. Cơn hoa mắt, chóng mặt thường ập đến đột ngột khiến người bệnh loạng choạng, mất thăng bằng thấy mọi vật như chao đảo quay xung quanh mình, thậm chí có thể bị ngã ra đằng sau.
Triệu chứng này xuất hiện khi đứng dậy đột ngột sau một thời gian dài ngồi hay nằm. Các cơn hoa mắt, chóng mặt có thể kéo dài vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày
Mất ngủ
Người thiếu máu não thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, khó vào giấc, giấc ngủ chập chờn. Sáng dậy lờ đờ không tỉnh táo và lặp lại cảm giác nặng đầu như phía trên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người bệnh.
Suy giảm trí nhớ:
Do máu lên não bộ không đủ nên người bệnh có thể gặp các hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… và chức năng của vùng ghi nhớ bị ảnh hưởng, gây trí nhớ kém, hay quên.
Dị cảm
Là những cảm giác không có thật thường xuyên gặp phải khi vùng đảm nhiệm cảm giác có vấn đề. Đầu các ngón tay bị tê bì, đôi lúc người bệnh cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò, hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Người bệnh có thể nghe thấy những tiếng như ve kêu, ù ù như xay lúa cực kì khó chịu.
Phát hiện sớm những biểu hiện thiếu máu não trên đây để có phương pháp điều trị kịp thời bạn nhé. Điều này giúp chúng ta rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng hồi phục và hạn chế biến chứng gây ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét