Phòng ngừa đột quỵ não

 Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não không đủ. Dẫn đến thiếu oxy và các chất cần thiết cho sự hoạt động của não. Nếu tình trạng này kéo dài chỉ vài phút thì các tế bào não bắt đầu chết đi. Vì vậy đột quỵ não rất nguy hiểm và cần được phòng tránh kịp thời.

  1. Các nguyên nhân gây đột quỵ não

Đột quỵ não xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não như:

  • Tuổi tác: Không chỉ người lớn tuổi mới có nguy cơ mắc đột quỵ não, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ, kể cả người trẻ.

  • Giới tính: Phụ nữ ít bị đột quỵ hơn nam giới ở cùng độ tuổi, cùng môi trường sống.

  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình mắc đột quỵ có nguy cơ cao hơn người khác.

  • Cân nặng: Người bị thừa cân, béo phì có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Các yếu tố bệnh lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ:

  • Bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao gây tăng áp sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương gây. Ngoài ra, việc thành mạch bị tổn thương làm cản trở lưu thông máu. Điều này làm tăng nguy cơ thiếu máu não và dễ gây đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là cực kì quan trọng.

  • Bệnh tim mạch: Các bệnh lý liên quan đến timm mạch làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.

  • Mỡ máu: Lượng cholesterol cao tích tụ ở thành mạch gây tắc nghẽn mạch máu não.

  • Đái tháo đường: Những bệnh nhân mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường. Đặc biệt là ở người cao tuổi, lượng đường huyết cần phải được theo dõi thường xuyên.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến phổi và tim hoạt động nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hay không thường xuyên tập thể dục là các nguyên nhân liên quan dẫn đến đột quỵ.

  1. Các dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu bị đột quỵ có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tuỳ từng bệnh nhân. Một vài dấu hiệu đáng chú ý sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy mất hết sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể.

  • Khó phát âm, nói không thành tiếng, bị dính chữ.

  • Hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.

  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu có thể đến rất nhanh, không thể đứng vững.

Nếu bạn hay những người xung quanh bị một hay các dấu hiệu này thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. 

  1. Các cách phòng tránh đột quỵ

Không gì hơn là xây dựng một chế độ sinh dưỡng hợp lý và cách sống khoa học. Ngay từ bây giờ, hãy lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ như:

  • Hạn chế các thức ăn dầu mỡ, đồ đóng hộp. Hãy ăn nhiều rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc.

  • Ăn nhiều thịt trắng, cá, trứng, ăn ít các loại thịt đỏ.

  • Tránh sử dụng bia rượu hay các đồ uống có gas.

  • Uống nhiều nước và nước ép trái cây.

  • Đặc biệt nên sử dụng các thực phẩm tốt cho trí não như: bông cải xanh, cá hồi hay các thực phẩm giàu Omega-3.

  • Tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức đề kháng: Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, nâng cao sức đề kháng. Nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện tập thể dục thể thao.

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá là gây tăng nguy cơ đột quỵ. Trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bỏ hút thuốc lá cũng làm giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não. Hãy bỏ thuốc lá vì sức khoẻ bản thân và những người xung quanh.

  • Giảm cân: Người bị thừa cân, béo phì cần giảm cân để có được một sức khoẻ tốt. Việc giảm cân còn hạn chế nguy cơ bệnh tật. Là cách phòng ngừa đột quỵ.

  • Khám sức khoẻ định kỳ: Duy trì khám sức khoẻ định kỳ là một phương pháp hữu hiệu để phòng tránh đột quỵ. Khám sức khoẻ định kỳ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về sức khoẻ bản thân. Qua đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Kiểm soát được các yếu tố gây đến đột quỵ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh nhân đang mắc bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường, huyết áp,...

Đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm bởi những biến chứng nặng nề mà nó để lại. Hầu hết những người bị đột quỵ não phải điều trị một thời gian dài mới có thể trở lại cuộc sống bình thường. Nếu không được phát hiện sớm có thể gây chết não hay thậm chí là tử vong. Bởi vậy mà việc phòng tránh đột quỵ não là cực kỳ cần thiết đối với tất cả mọi người. Không chỉ những người có nguy cơ mắc đột quỵ não mới cần phòng tránh mà bất cứ ai cũng cần đề phòng đột quỵ não.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh đột quỵ não, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0944402095 để được giải đáp!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh thiếu oxy lên não nguy hiểm thế nào?

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?

Thiếu máu não nên ăn gì và kiêng ăn gì