Thiếu mãu não và đột quỵ

 Não là một trong những cơ quan trọng của cơ thể. Với chức năng chính là điều khiển mọi hoạt động sống nên hoạt động của não cần được chú trọng. Nhưng bên cạnh đó, khi có các vấn đề về não thì nguy cơ cũng rất trầm trọng. Đặc biệt là vấn đề thiếu máu não và đột quỵ. 



Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng lượng máu lên não không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của não. Lượng máu không đủ lên não dẫn đến tình trạng thiếu oxy và các chất cần thiết cho sự hoạt động dẫn truyền thần kinh. Điều này dẫn đến hệ thần kinh trung ương bị suy giảm rõ rệt do chức năng của não không được đảm bảo. Không chỉ vậy, hệ thống thần kinh còn liên kết với các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là khả năng dẫn truyền và phản ứng lại với các kích thích khi bị tác động.

Thiếu máu não có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ như: tê bì chân tay, tai biến mạch máu não hay nguy cơ đột quỵ cao. Trong đó tai biến về đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị thiếu máu não :

  • Đau đầu: hầu hết những người bị thiếu máu não đều mắc chứng đau đầu. Tình trạng đau đầu có thể gặp khi căng thẳng hay lao động trí óc. Cơn đau đầu có thể lan toả khắp đầu.

  • Chóng mặt, buồn nôn: Cảm giác buồn nôn và chóng mặt hay xuất hiện sau khi thay đổi tư thế kèm cảm giác hoa mắt. 

  • Rối loạn giấc ngủ: dễ gây mất ngủ về đêm, ban ngày lại ngủ gà, ngủ gật.

  • Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ: Đây là triệu chứng thường thấy ở người cao tuổi bị thiếu máu não. Người bị bệnh thường cảm thấy thiếu sức lực, mất khả năng tập trung, hiệu quả công việc giảm sút.

  • Rối loạn cảm giác: đau, tê buốt, châm chích, kiến bò,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não. Nhưng chủ yếu có 2 nguyên nhân chính là do lối sống sai lầm và các bệnh nguy cơ tiềm ẩn. 

Các yếu tố bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh:

  • Stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống làm cuộc sống sinh ra nhiều gốc tự do. Lâu dần tích tụ lại gây tắc nghẽn thành mạch máu, hình thành các mảnh xơ vữa và hình thành huyết khối. 

  • Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích

  • Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều chất béo.

  • Ít vận động, tập thể dục thể thao

  • Hay gối đầu cao khi ngủ


  1. Tình trạng đột quỵ?

Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng não. Tồn tại quá 24h hoặc tử vong trước 24h. Các triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, không do nguyên nhân chấn thương.

Đột quỵ gặp ở mọi lứa tuổi. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc đột quỵ do hệ tuần hoàn não bị suy giảm. 

  • Yếu tố gia đình do di truyền

  • Chủng tộc, giới tính,...

Các yếu tố nguy cơ bệnh lý:

  • Tiền sử đột quỵ: Những người đã từng đột quỵ có nguy cơ mắc cao hơn người chưa từng bị đột quỵ.

  • Các bệnh khác như: bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, máu mỡ,..

Đột quỵ là một hội chứng hết sức nguy hiểm vì hậu quả nặng nề mà nó để lại. Di chứng để trên các hệ cơ quan khác nhau. 

  • Trên hô hấp: Nếu các tổn thương xảy ra tại trung tâm điều khiển hô hấp của cơ thể có thể dẫn đến ngừng hô hấp và dẫn đến tử vong.

  • Hệ tuần hoàn: Có thể dẫn tới tắc các các mạch máu.

  • Hệ cơ: Giảm vận động một số bộ phận trong cơ thể hoặc tình trạng liệt sau đột quỵ.

  • Hệ tiết niệu: Bệnh nhân dễ mắc phải một số vấn đề như: Tiểu đêm, tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ.

  • Hệ thần kinh: Người bệnh có thể suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, trầm cảm. Nếu là tổn thương các dây thần kinh có thể bị liệt nửa người hay toàn thân sau đột quỵ.

  • Chức năng cảm giác bị suy giảm: Đa số người bệnh đều mất các cảm giác phân biệt nóng, lạnh,... sau khi bị đột quỵ. 


  1. Các biện pháp phòng tránh đột quỵ:

Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ có nhiều cách. Nhưng cần xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ do các nguyên nhân liên quan đến lối sống:

  • Không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích.

  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

  • Hạn chế ăn mặn, các thức ăn dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm nhiều chất xơ.

  • Sử dụng thuốc chống đông máu bao gồm aspirin để chống hình thành các cục máu đông.

Đặc biệt thiếu máu não làm tăng nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Tình trạng thiếu máu não lâu dài có thể dẫn tới đột quỵ. Thiếu máu não gây thiếu oxy và accs dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng tới hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh, nguy cơ cao hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu hoặc dẫn truyền. Ngoài ra, thiếu máu não thời gian dài có thể làm chết các tế bào, cản trở sự dẫn truyền tới các cơ quan và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thiếu máu não và đột quỵ, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 180023455 để được tư vấn kịp  thời.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh thiếu oxy lên não nguy hiểm thế nào?

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?

Thiếu máu não nên ăn gì và kiêng ăn gì