Tại sao cần điều trị suy nhược thần kinh sớm?
Dưới áp lực công việc, cuộc sống, tỷ lệ người mắc suy nhược thần kinh đang có xu hướng gia tăng. Bởi vậy việc điều trị suy nhược thần kinh cũng ngày càng được quan tâm.
Hình điều trị suy nhược thần kinh
Tại sao cần điều trị suy nhược thần kinh sớm?
Bệnh nhân đến khám với cá biểu hiện đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi... Bệnh thường xảy ra ở những người từ 18 - 45 tuổi và nếu không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề cho người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh trong đó có căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng. Đó cũng có thể là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính kéo dài như những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài khiến người ta suy nghĩ, lo lắng nhiều và sau đó rơi vào trạng thái stress, trầm cảm...
Cần phát hiện sớm suy nhược thần kinh
Mệt mỏi, mất ngủ kéo dài là dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Bình thường mệt mỏi do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề trong thời gian dài thì dễ phục hồi, chỉ cần nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng và ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Còn nguyên nhân bởi suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí người bệnh cảm thấy cơ thể suy yếu, không có sức lực.
Bên cạnh biểu hiện mệt mỏi, người bệnh luôn cảm thấy bực bội khó chịu, không yên và khó đi vào giấc ngủ. Ở một số trường hợp suy nhược cơ thể nặng, người bệnh thường nghi ngờ mắc bệnh gì đó, vì các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, đau bụng...
Nhiều bệnh nhân suy nhược thần kinh mất ngủ kéo dài vào ban đêm nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Hình biểu hiện của suy nhược thần kinh – mất ngủ
Hậu quả của suy nhược thần kinh
Người bị suy nhược thần kinh thường không được can thiệp sớm sẽ dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý bệnh nhân. Trên thực tế rất nhiều bệnh nhân thường mắc đau đầu, tim hồi hộp tức ngực, ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi,... thường không nghĩ đến bị suy nhược cơ thể.
Mặt khác, nếu điều trị không đúng hoặc không được điều dẫn tới suy nhược cơ thể. Bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm, nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm nếu không được chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm và rất khó điều trị dứt điểm.
Các rối loạn ám ảnh khác dễ làm cho bệnh nhân tìm đến bia rượu hay các chất gây nghiện và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị... Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Cần làm gì khi phát hiện suy nhược thần kinh?
Khi có nghi ngờ với các hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể, không điều trị theo mách bảo.
Đối với bệnh nhân có tiền sử mắc, trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác. Vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc.
Một chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh
Để phòng ngừa suy nhược thần kinh, cần xây dựng một sống lành mạnh: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích...
Hình chế độ ăn khoa học cải thiện suy nhược thần kinh
Đối với người bệnh suy nhược thần kinh, chế độ ăn phải đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn đa dạng và hợp lý. Tốt nhất là chia nhỏ bữa, ngoài bữa chính thêm 2-3 bữa phụ. Ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đảm bảo sự cần bằng với 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin). Nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam... Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên thay đổi cách chế biến món.
Đối với người lao động quá sức phải thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng đạm, lipit (thịt, cá, trứng,...) và chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý nhất. Tránh những căng thẳng, stress bằng cách chủ động sắp xếp công việc. Tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh tâm trạng. Có thể áp dụng nghe nhạc, thiền hay yoga cũng là một gợi ý cho những ai cần lấy lại năng lượng sau ngày dài.
Kết luận vấn đề:
Điều trị suy nhược thần kinh hiện nay có thể được điều trị dứt điểm và hoàn toàn nếu được quan trâm và phát hiện sớm. Tuy nhiên chính bản thân người bệnh phải tự có ý thức và tuân thủ điều trị mới là yếu tố quyết định điều trị. Nếu bạn gặp các vấn đề về suy nhược thần kinh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0944402095 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét